Không chỉ mình ở cằm, mụn cám còn xuất hiện nhiều ở má. Chị em thường điên cuồng tìm kiếm những phương pháp để giúp làn da trở nên mịn màng, trẻ trung, tươi sáng đặc biệt la da mặt. Vì vậy sẽ thế nào khi bạn đưa tay lên sờ vào khuôn mặt mình thay vì cảm giác nhẵn nhụn, mềm mại thì bạn chỉ thấy sần sùi , nhấp nhô bởi đủ loại mụn li ti. Điều đấy là không thể được, chúng ta phải tìm cách đánh bay chúng để tự tin khoe vẻ đẹp không ngại ngùng.
1. Nguyên nhân gây mụn cám ở má
Do thay đổi nội tiết tố : Các hormone sinh dục hoạt động mạnh, kích thích tiết bã nhờn qua lỗ chân lông, làm cho lỗ chân lông bít lại, cùng với vi khuẩn và tế bào chết lâu ngày dễ làm nổi mụn cám ở má.
Do vi khuẩn : vi khuẩn P.acnes là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện mụn cám. Chúng tạo ra các axit béo tự do, dẫn đến viêm nang lông tuyến bã nhờn, dần hình thành mụn cám. Bên cạnh đó, các vi khuẩn tích tụ trên chăn gối chúng ta sử dụng hằng ngày mà không có kế hoạch vệ sinh thường xuyên hay việc tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời cũng khiến mụn cám dễ xuất hiện trên mặt
Chăm sóc da không khoa học : sử dụng các sản phẩm chăm sóc da khi chưa hiểu rõ và khồn phù hợp cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây mụn cám, ảnh hưởng xấu đến làn da. Việc bạn trang điểm thường xuyên gây bít tắc lỗ chân lông khiến cho mụn càng dễ dàng phát triển.
Do stress: Tinh thần không thoải mái, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, ngủ không đủ giấc sẽ làm tăng tiết hormone nội tiết, làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến mụn cám xuất hiện và phát triển.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu, bia khiến chức năng gan kém không kịp đào thải độc tố ra bên ngoài, tăng tiết bù tuyến bã mồ hôi khiến mụn cám nổi nhiều. Đồng thời, việc uống ít nước khiến phản ứng sinh hóa trong cơ thể diễn ra chậm, tăng tuyến bã nhờn ở nang lông tạo điều kiện để mụn cám xuất hiện.
Thời gian đầu, mụn cám ở má có nhân mụn nằm trên bề mặt da, nhưng sau một thời gian thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều bởi chúng đã ăn sâu vào bên trong các lớp da, có khả năng để lại hậu quả là sẹo lõm, vết thâm nếu điều trị không đúng cách.
2. Một số cách trị mụn cám ở má
Cách trị mụn cám ở má từ cà chua : Cà chua bỏ hột rồi nghiền nhuyễn. sau đó thoa toàn bộ lên mặt, tập trung chủ yếu ở vùng mụn cám, để trong vòng 20-30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần/tuần.
Các thành phần dưỡng chất và vitamin có trong quả cà chua giúp dưỡng ẩm, tái tạo da đồng thời thanh lọc đào thải độc tố, giải tỏa tắc nghẽn
Cách trị mụn cám ở má với mặt nạ bột đậu xanh : Bạn có thể dùng bột tự nghiền hoặc mua bột làm sẵn ở cửa hàng. Dùng 200g bột đậu xanh hòa với nước ấm cho hơi sền sệt rồi bôi đều lên 2 bên má khoảng 3-5 phút. Cuối cùng là bạn rửa sạch với nước lã. Phương pháp này bạn kiên trì thực hiện hằng ngày để thấy hiệu quả rõ rệt không chỉ giúp loại bỏ mụn cám mà bột đậu xanh còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da.
Cách trị mụn cám ở má với lòng trắng trứng : Dùng lòng trắng trứng pha với nước cốt chanh. Rồi sử dụng tấm vải khô, mềm hoặc mặt nạ giấy nhúng vào hỗn hợp rồi đắp lên mặt khoảng 45 phút thì gỡ ra, mụn cám sẽ dính lên trên mặt nạ. Phương pháp này giúp se khít lỗ chân lông nhưng bạn chỉ nên sử dụng 1 lần/tuần và trước khi làm thì nên xông hơi và vệ sinh sạch sẽ da mặt.
Chúc các bạn thành công!