Mụn cám là một loại khá phổ biến và hầu hết chúng ta đều gặp trong các vấn đề về da. Một điều đặc biệt là mụn cám thường mọc thành đám và thường mọc nhiều ở hai bên cánh mũi và cằm khiến cho gương mặt mất thẩm mĩ, làm cho chị em chúng ta lo lắng, khó chịu.
Hiện nay chúng ta có thể sử dụng các phương pháp khoa học hiện đại để điều trị, mang lại kết quả khá tốt nhưng tốn kém, cũng không thiếu nhưng phương pháp dân gian đơn giản nhưng lại cần nhiều thời gian. Dù sử dụng phương pháp gì thì trước tiên chị em cần tìm hiểu rõ hơn về loại mụn này nhé.
1. Mụn cám là gì?
Cách nhận biết : chúng là những đốm nhỏ li ti, chỉ to bằng đầu đinh ghim, có màu đen hoặc màu trắng, thường xuất hiện ở 2 bên cánh mũi và cằm.
Trên góc độ khoa học, những nốt li ti, sần sùi đó là một dạng trứng cá mà dân gian gọi là mụn cámChất sừng (keratin) bị oxy hóa tạo màu đen và chất bã do tuyến bã bài tiết ra tạo nên màu sắc của mụn cám. Mụn cám là mức độ rất nhẹ của trứng cá.
2. Nguyên nhân gây ra mụn cám ở cằm
Mụn cám xuất hiện trên làn da của bạn do các yếu tố sau :
Sự tác động của nội tiết tố Androgen từ tuyến nội tiết sinh dục nam, nữ (tinh hoàn, buồng trứng) và tuyến thượng thận: Các nội tiết tố tăng trưởng và nội tiết tố tuyến giáp có ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện của mụn cám.
Khi tuyến bã nhờn tăng tiết, đổ ra ngoài gây tắc nghẽn lỗ chân lông
Vi khuẩn Propionibacterium acnes tạo ra các axit béo tự do và gây viêm nang lông tuyến bã đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra mụn
Tắc cổ nang lông tuyến bã do yếu tố di truyền và môi trường: Chất bã tăng tiết bị tắc lại và vi khuẩn tăng sinh cùng với các axit béo tự do làm phá hủy nang tuyến gây viêm.
Yếu tố di truyền chiếm đến 50% các trường hợp mụn cám
Việc bạn sử dụng mĩ phẩm trang điểm cũng như tẩy trang không đúng cách, không sạch khiến da bị bó buộc, lỗ chân lông không được thông thoáng, dẫn đến mụn cám “nổi loạn” và biến chứng.
Mụn cám ở cằm :
Cằm là vùng da tập trung nhiều tuyến bã nhờn, rất dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông nếu bụi bẩn tích tụ lâu ngày và không tẩy tế bào da chết định kỳ.
Cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố, khiến tuyến bã nhờn tăng tiết, gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Do nhiều người có thói quen sờ cằm, tì, vuốt mặt, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm. Lúc này, nguy cơ nổi mụn cám nói riêng và mụn trứng cá nói chung là rất cao.
Lưu ý : bạn nên bỏ thói quen nặn mụn nhất là đối với mụn cám. Bởi việc nặn mụn của chúng ta không làm biến ất hoàn toàn mà chỉ lấy đi một phần rất nhỏ nhân mụn. Nếu trị bạn cần phải chọn phương pháp triệt để, không cho mụn có cơ hội tái phát. Ngoài ra việc nặn mụn còn khiến lỗ chân lông to hơn, gây đau nhức, trầy xước da, tạo cơ hội cho vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập, gây viêm.
Bất kể là mụn cám hay các loại mụn khác nói chung đều được xem là kẻ thù số một của làn da, còn là vấn đề thường gặp nhất trên làn da khiến chúng ta lo lắng, thiếu tự tin và thậm chí gây bệnh. Với việc sử dụng nhiều phương pháp hay kể cả chăm sóc cho làn da của mình thì việc ban đầu của bạn là cần hiểu rõ về nó trước đã. Mong rằng những thông tin trên đây có ích cho bạn!